Mẹo vặt chữa đau nhức xương khớp bằng cỏ trinh nữ

Cỏ trinh nữ và công dụng chữa các cơn đau xương khớp mà không phải ai cũng biết

Cỏ trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica L. hay được nhiều người biết đến với những cái tên thân thuộc như cây cỏ thẹn, cỏ mắc cỡ, cỏ xấu hổ, trong y học cổ truyền gọi bằng hàm tu thảo. Đây là một loài cây nhỏ, mọc thành bụi và đặc biệt là sẽ co xếp rụt xuống khi bị động. Cũng chính vì thế mà chúng có tên như vậy.

Từ xa xưa, cỏ trinh nữ đã được dùng như một bài thuốc chữa xương khớp rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng vào chữa trị thành công các cơn đau nhức xương khớp.Tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá đều được sử dụng để làm thuốc.

Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô và được bảo quản để sử dụng trong một thời gian.

Cỏ trinh nữ và khả năng thần kỳ làm dịu các cơn đau xương khớp

Theo đông y, cỏ trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm, đặc biệt là các cơn đau nhức do viêm khớp, nhức mỏi làm giảm đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Nhờ vậy mà cỏ trinh nữ được xem như một vị thuốc chữa xương khớp mang lại hiệu quả điều trị khá cao.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cỏ trinh nữ còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, nhờ vậy mà loài cây này có khả năng kiềm chế, giảm các cơn đau nhức xương khớp, chống mất ngủ.

Cành và lá cây có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Rễ cây có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Có tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích.

Cách thực hiện:

+ Bài 1: Lấy 20 – 30 g rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng cho thơm, sắc với 400ml nước, đun cô cạn đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày

+ Bài 2: rễ trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung mỗi thứ 20g; rễ cam thảo dây, rễ đinh lăng mỗi thứ 10g.

+ Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây bọt ếch, thân cây ớt làn lá to, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, quả tơ hồng vàng, rễ bạch đồng nữ, mỗi thứ 8g. Đem sắc lấy nước, cô cạn thành dạng cao lỏng. Uống 2 lần mỗi ngày

+ Bài 4: rễ trinh nữ, gai tầm xoọng, hy thiêm, dây đau xương, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, thiên niên kiện, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Có thể đem ngâm rượu và sắc lấy nước để uống hàng ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *