Bệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên da nhưng rõ rệt nhất là ở gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân.
- Vùng bàn tay, bàn chân bị bệnh vẩy nến á sừng thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ ở phần rìa, phần gót chân và các đầu ngón.
- Vào mùa hè, vùng da bệnh sẽ bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày, các móng bị xù xì.
- Còn vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng hơn, phần da bệnh có thể sẽ bị toét ra, rướm máu, nứt sâu ở các gốc ngón, hay còn gọi là đứt cổ gà, khiến người bệnh đau đớn khi đi lại
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
– Nguyên nhân gây nên bệnh á sừng đến nay vẫn chưa được xác định. Nhưng có một số nghiên cứu cho rằng, bệnh á sừng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình.
– Bệnh á sừng là hệ quả của thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực tế, phần lớn người mắc bệnh vẩy nến á sừng đều rất ít bổ sung Vitamin A, C, D, E,… sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng.
– Những thay đổi nội tiết trong cơ thể ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng.
Cách ngăn chặn sự phát triển của bệnh
Để bệnh á sừng không tiến triển nặng hơn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
– Tuyệt đối không gãi, bóc vẩy da, chọc các mụn nước, kỳ cọ hay chà sát quá mạnh vào phần da bệnh vì như thế sẽ làm tổn thương lớp sừng nghiêm trọng, gây nhiễm trùng.
– Không ngâm tay, chân với nước muối. Điều này sẽ làm khô da, các vết nứt sẽ sâu hơn và lan ra.
– Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu… Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối. Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ.
Lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian quá lâu, tay ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.…
– Giữ vệ sinh làn da bị á sừng, thường xuyên rửa bằng nước sạch nhưng không nên ngâm quá lâu. Rửa xong thì dùng khăn mềm lau khô các kẽ tay chân để vi khuẩn và nấm không sinh trưởng.
– Vào mùa đông, thời tiết khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, phải luôn giữ ẩm cho da: bôi kem dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu…đi vớ, đeo găng tay.
– Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
– Thường xuyên uống nước, phải đảm bảo trên 2 lít/ngày để tránh tình trạng cơ thể không bị thiếu nước dẫn tới da khô, nứt nẻ.
Cách điều trị bệnh
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh á sừng. Bạn có thể tham khảo một số cách được truyền miệng trong dân gian dưới đây:
Chữa á sừng bằng mật ong
Dùng mật ong nguyên chất bôi vào vùng da bị á sừng, mật ong sẽ giúp diệt khuẩn và giữ ẩm cho da. Với cách này, bạn có thể làm bất kỳ lúc nào trong ngày tùy vào giờ giấc sinh hoạt của mỗi người.
Lá trầu không
Lá trầu không sẽ giúp diệt khuẩn và làm mềm da, giảm tình trạng ngứa, bong tróc da hiệu quả một cách tự nhiên. Lấy khoảng 7 – 10 lá trầu không đem rửa sạch, vò nát cho vào nước đun sôi để lấy nước. Ngâm rửa cho vùng da bị bệnh từ 25-30 phút mỗi ngày.
Lá chè xanh
Lá chè xanh ngoài công dụng dùng để nấu nước uống thanh nhiệt, giải độc cơ thể thì trong lá chè còn chứa nhiều chất chống oxy hóa da và giúp da được tái tạo cực kỳ hiệu quả. Dùng một nắm lá chè xanh đem nấu nước trong 15 phút rồi cho một chút muối vào hòa tan. Ngâm rửa vùng da bị vẩy nến á sừng trong khoảng 1 giờ. Trong thời gian ngâm nếu như nước nguội thì có thể đem đi đun nóng lại.
Quả chanh
Cách này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần lấy chanh cắt lát rồi xát vào vùng da bị ảnh hưởng, chớ nên được xát trực tiếp vào những nơi bị nứt nẻ sâu để tránh tình trạng đau rát. Bạn có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày.
Bệnh á sừng kiêng ăn gì?
– Nhóm thức ăn, đồ uống có nguy cơ gây ngứa, dị ứng ngoài da cao như: tôm, cua, một số loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá bơn…), thịt gà, nhộng, sữa bò, trứng tươi, đậu phộng, đậu tương…
– Không dùng các chất kích thích, điển hình như|: rượu bia, thuốc lá, cafein, nước ngọt có ga… chúng là những tác nhân khiến làn da dễ bị lão hóa và viêm nhiễm hơn.
– Các loại thực phẩm cay nóng như: Ớt cay, tiêu xanh, tiêu đen, gừng, món ăn chiên rán…bạn cũng nên tránh xa vì chúng có thể gây kích thích da, nóng gan, vết thương khó lành hơn.
Bệnh á sừng là một bệnh ngoài da, nó không ành hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chắc chắn khi bị á sừng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn gặp không ít phiền toái. Chính vì vậy mà khi phát hiện mình bị á sừng thì tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ định hướng điều trị như thế nào cho đúng cách.
Ngoài ra, khi bị mắc bệnh, bạn tuyệt đối không được tự ý sự dụng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu sử dụng không đúng, rất có thể sẽ xảy ra các tác dụng phụ và làm bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cần kiêm trì phòng tránh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh và tăng cường bổ sung các thực phẩm, vitamin dưỡng da.
Kết bài
Trên đây là một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị bệnh á sừng tại nhà vừa hiệu quả vừa ít tốn kém. Nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có tác dụng khác nhau. Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn, bạn cần đến bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán điều trị, Hoặc liên hệ với nhà thuốc Đông y gia Truyền Ông Lang Hoán để được thăm khám và chữa bệnh hiệu quả nhất.
Nhà Thuốc Đông y Gia truyền Ông Lang Hoán
Địa chỉ: Thôn Ba Đình, xã Hoằng Cát, Huyên Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Hotline : 0917.79.2986 – 0916.79.2986
Fanpage: Lương Y Ông Lang Hoán
Hãy cho chúng tôi biết tình trạng của bạn chuyên gia sẽ giải đáp trong 24h