Viêm Da Cơ Địa Dị Ứng -Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa dị ứng là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít bệnh ở người lớn.Mùa xuân có nhiều hoa nở là yếu tố gây tăng bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm da cơ địa dị ứng

Đến nay nguyên nhân gây bệnh của viêm da cơ địa dị ứng chưa được biết chính xác. Người ta biết có các yếu tố di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến bệnh. Những người bị viêm da cơ địa dị ứng cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng… Các dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa dị ứng, thường gặp là: thức ăn như trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc; bọ nhà; nấm mốc; da và lông súc vật; phấn hoa… Các yếu tố kích phát viêm da cơ địa thường gặp là: xà phòng, các chất tẩy rửa, nước hoa và mỹ phẩm; hóa chất như: dầu mỡ hoặc dung môi; bụi bẩn; khói thuốc lá, sang chấn tâm lý; thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp; sau khi tắm nước nóng; nhiễm khuẩn da, nhất là do tụ cầu vàng; thay đổi nhiệt độ đột ngột…

Thức ăn ảnh hưởng đến viêm da cơ địa dị ứng
Thức ăn ảnh hưởng đến viêm da cơ địa dị ứng

Nguyên nhân viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa dị ứng do di truyền
Viêm da cơ địa dị ứng do di truyền
  • Do cơ địa: Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…
  • Thời tiết khô hanh, lạnh.
  • Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
  • Thức ăn
  • Mỹ phẩm, hóa chất, quần áo

Dấu hiệu viêm da cơ địa dị ứng

Dấu hiệu viêm da cơ địa dị ứng rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân.

Triệu chứng điển hình của bệnh biểu hiện tùy thuộc vào từng giai đoạn.

  • Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Bệnh nhân rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn mạn tính: biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Bệnh nhân gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.
  • Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Còn ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa dị ứng

Điều trị viêm da cơ địa dị ứng bao gồm: chăm sóc da; tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh; dùng thuốc chống viêm.

Chăm sóc da:

  •  Sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóá chất, khói thuốc lá, rượu bia… vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn.
  • Bạn nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh.
  • Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
  • Cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ hằng ngày để giảm bớt viêm da cơ địa dị ứng kéo dài

Tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh.

  •  Cần xác định các yếu tố gây bệnh thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Nếu xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho bệnh nhân.
  • Cần loại trừ những loại thức ăn làm nặng bệnh, nhưng cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Nếu bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà. Nên giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ chất formaldehyde và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Bạn cũng không nên mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nilon, tránh mặc đồ len.

Điều trị Viêm Da Cơ Địa Dị Ứng 

1-Sử dụng phương pháp Tây y

  • Sử dụng thuốc chống viêmdùng glucocorticoid bôi tại chỗ như kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus, pimecrolimus đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa. Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
  • Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. Những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi ngưng hẳn thuốc.

2-Sử dụng phương pháp điều trị bằng Đông y

-Là sự kết hợp giữa các dược liệu quý, có tác dụng giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát

Hiện nay nhà thuốc Ông Lang Hoán đã nghiên cứu thành công bài thuốc chữa trị viêm da cơ địa với những ưu điểm như

 Bài thuốc đi sâu điều trị tận căn nguyên bệnh, giúp đào thải độc tố trong cơ thể giúp người bệnh khỏi bệnh trong thời gian kéo dài và tuyệt đối an toàn, không có tác dụng phụ.

 Dùng được cho trẻ nhỏ 

 Thuốc tuyệt đối không chứa corticoid nên không gây bào mòn da, không có tình trạng nhờn thuốc.

 Chi phí điều trị hợp lý

                    Dược liệu Đông y điều tri

BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA – TÂN BÌ DƯỠNG CAN THANG

                    Dược liệu Đông y điều tri
Dược liệu Đông y điều tri

Bài thuốc Tân bì Dưỡng can thang hiện được nghiên cứu, bào chế và cung cấp bởi Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Ông Lang Hoán, bài thuốc bao gồm:

Thuốc ngâm rửa

Thành phần: Dược liệu trầu không, Hoàng Bá,, ô liên rô, sài đất

Tác dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.

Thuốc uống điều trị bên trong: 

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa uống bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị.

Thành phần :  Liên kiều, Ngưu Bàng, Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Sài Đất, Cây Lá Đơn, Thuyền Thoái, và 1 số dược liệu quý…

Công Dụng : Giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát.

Bài thuốc Tân bì Dưỡng can thang trên điều trị các bệnh : Vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa dị ứng…

Kết bài

Trên đây là một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị bệnh á sừng tại nhà vừa hiệu quả vừa ít tốn kém. Nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có tác dụng khác nhau. Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn, bạn cần đến bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán điều trị, Hoặc liên hệ với nhà thuốc Đông y gia Truyền Ông Lang Hoán để được thăm khám và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Nhà Thuốc Đông y Gia truyền Ông Lang Hoán

Địa chỉ: Thôn Ba Đình, xã Hoằng Cát, Huyên Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Hotline  : 0917.79.2986 – 0916.79.2986

FanpageLương Y Ông Lang Hoán

Hãy cho chúng tôi biết tình trạng của bạn chuyên gia sẽ giải đáp trong 24h

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *